-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
11 ĐIỀU CHA MẸ KHÔNG BAO GIỜ NÊN NÓI VỚI CON
Ngày đăng: 04/03/2023
1. "Con phải làm rạng danh dòng họ"
Ám chỉ, cha mẹ hám danh, nô //Iệ cho các thế hệ đi trước. Bản thân họ không đủ sự can đảm vươn lên độc lập. Và con cũng phải tiếp nối vết xe đổ này.
Ngoài ra, điều này khẳng định xã hội nhìn mình thế nào quan trọng hơn bản thân mình cảm thấy thế nào. Nghĩa là cảm xúc của con, và cha mẹ không quan trọng bằng cách người ngoài nhìn mình.
"Con phải làm rạng danh dòng họ" => Con hãy hám danh và làm nô //Iệ cho quá khứ và xã hội.
2. Con phải có trách nhiệm lo cho bố mẹ, các em của con. Vậy mới là con hiếu thảo.
Đây là nhiệm vụ của người lớn. Không phải của trẻ em. Người lớn thiếu trưởng thành hay truyền vào đầu gánh nặng, nỗi sợ, sự bất an của họ sang trẻ em.
Điều này tạo ra sang chấn tâm lý vì trẻ em CHƯA hình thành sức mạnh đủ để cáng. Đứa trẻ khi chưa làm được cảm thấy mình là thứ vứt đi, đồ bỏ, tự xấu hổ và bỏ rơi bản thể.
3. Phải học cách biết ơn công lao của cha mẹ
Mặc dù lòng biết ơn là tốt.
Nhưng cách trẻ học lòng biết ơn lại không phải qua mệnh lệnh, ca dao, đòi hỏi, mà qua bắt chước.
Con "phải" biết ơn cha mẹ là một sự đòi hỏi khiến trẻ nghĩ rằng mình là một gánh nợ không bao giờ trả hết.
Con học cách biết ơn khi cha mẹ thể hiện sự biết ơn tới con và tất cả mọi thứ xung quanh dù là thứ nhỏ nhất.
(Phiên bản tương tự là: "Chưa báo đáp công ơn ngày nào"
4. Bố con ông ấy nóng tính
Câu nói này khẳng định bố con không có năng lực làm người lớn. Ông ấy không thể thay đổi. Không có ý chí tự do. Là một cỗ máy robot.
Và mọi hành vi của ông ấy đều phải tha thứ khiên cưỡng. Vì "tính" bố con như vậy.
Từ nay bất kể khi nào làm gì sai chỉ cần nói "Tính tôi nó vậy rồi".
5. Các loại kể công.
- Ai đóng tiền học cho con?
- Ai cho con ăn, mặc, bằng bạn bằng bè?
Cha mẹ kể công giống loại 3.
Những điều "tốt đẹp" họ làm cho đứa con không phải đến từ sự hào phóng, tình yêu. Mà chỉ là quân cờ để họ thao túng, kiểm soát con mình.
Sự kể công càng khiến đứa trẻ nghĩ rằng sự hào phóng, tốt bụng, tình yêu, nhân tính không tồn tại. Tất cả chỉ là giao dịch mang tính duy vật.
6. Con đã thay đổi rồi không còn... như xưa nữa
... có thể là "dễ bảo", "nghe lời", "ngoan", "ngây thơ".
Cha mẹ đang ăn mày quá khứ và coi con mình như một món hàng. Tước đi quyền được thay đổi, phát triển, được sai. Họ bấu víu vào "hình ảnh" ảo và "yêu" cái hình ảnh đó chứ không phải con họ (đúng nghĩa)
Những đứa trẻ ở cùng cha mẹ thế này sẽ bị hạn chế sự phát triển vì "phát triển" đồng nghĩa với "bỏ mặc gia đình". Bị tắc ở trong bản thể ảo mà cha mẹ vẽ ra và bấu víu nương tựa.
7. Kể xấu bố / mẹ. Tâm sự drama gia đình
"Bố m thế này, Mẹ m thế kia".
Cha mẹ thiếu trưởng thành khi không thể giao tiếp được với nhau. Ích kỷ lôi con ra làm bình phong để "tâm sự".
Đứa con những tưởng đây là "thân mật" và "bonding" nhưng thực chất chỉ là khăn mùi xoa của cha/mẹ thiếu trưởng thành.
Người lớn thực sự sẽ tự giải quyết và không lôi con họ vào lũng đoạn tuổi thơ của chúng.
8. Ba mẹ làm vậy là vì các con.
"Tại sao không sống được với nhau mà không ly dị cho xong?" => Vì các con.
Wow, nghe thật cao cả.
Nhưng đầy mâu thuẫn. Nếu cha mẹ "vì" các con thực sự tại sao vẫn cãi nhau trước mặt? Tại sao vẫn giành giật, thái độ, bắt lỗi nhau trước mặt con?
9. Ba mẹ bỏ bê sức khỏe
Cha mẹ nghiện rượu, thuốc lá, nghiện game, nghiện mạng xã hội là hình phạt cực nặng tới những đứa con.
Đứa con cảm thấy bị bỏ rơi (Abandonment Wounding). Vốn trong nhiều trường hợp tệ hơn cả bạo lực.
Mỗi một ly rượu là một sự tra tấn về mặt tinh thần đứa con. Mỗi giờ chơi game là một giờ bỏ mặc gia đình.
10. Cả xã hội này nó như vậy nên mình phải như vậy
Cha mẹ kiểu này yếu đuối bất lực, tha hóa và tệ hơn họ hút hết sức mạnh vốn có trong đứa con.
Càng "dạy" con, con càng hỏng.
11. Con phải làm hết bài tập cô giao
Cha mẹ này tưởng rằng mình đang dạy con "trách nhiệm cá nhân" (Personal Responsibility).
Nhưng thực chất là dạy con Follow Duties (nghĩa vụ) trước quyền lực.
Trách nhiệm cá nhân CHỈ tồn tại trong môi trường tự nguyện. Tôi chọn hành trình này và tôi chịu trách nhiệm với nó. Khi không tự nguyện, đây là tư duy nghĩa vụ. Vốn phá hủy bản thể rất nhanh.
Nguồn: FB Kien Tran